Owl Image
Owl Image
Owl Image

Chì chiết ra từ phế thải nhựa gây hại cho hệ sinh thái biển


Khối lượng phế thải nhựa trôi nổi trên các đại dương ngày càng tăng đã thúc giục các nhà nghiên cứu khảo sát những chất gây ô nhiễm có trong các vật nhựa trôi dạt vào bờ. Cho đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu đã xem xét cách thức mà những mẩu nhựa rất nhỏ hấp thụ các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và sau đó giải phóng chúng vào nước biển hoặc bị động vật biển nuốt. Một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện thấy các kim loại tụ tập trên các hạt nhựa ở biển hoặc còn sót lại trong quá trình sản xuất nhựa. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá xem các kim loại có bị chiết ra từ phế thải nhựa trong môi trường biển hay không.


 

Để tìm hiểu vấn đề trên, Etsuko Nakashima thuộc Đại học Ehime (Nhật Bản) cùng các đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp khảo sát trên không (do nhóm này phát triển trước đây) và sử dụng hình ảnh kỹ thuật số được chụp từ khinh khí cầu để ước tính tổng lượng các mẩu nhựa vụn trên bãi biển Ookushi. Nhóm nghiên cứu đã thu thập được hơn 26 kg rác thải nhựa từ bãi biển, sau đó họ đã xác định trong phòng thí nghiệm một số loại nhựa như polyetylen, polyvinyl clorua (PVC), polystyren và nhiều loại polyme khác. Sau đó họ ước tính khối lượng mỗi loại nhựa hiện có trên bãi biển.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích dựa trên nguyên tắc phổ khối plasma và phổ huỳnh quang tia X để tìm kiếm các kim loại trong từng loại nhựa. Kết quả là họ không phát hiện thấy sự có mặt của 3 kim loại đặc biệt độc hại: crom, cadimi, antimon; nhưng lại tìm thấy thiếc và chì. Kim loại được phát hiện có hàm lượng cao nhất là chì, theo ước tính có hơn 300g chì trong 500kg rác thải nhựa tại bãi biển Ookushi. Hầu hết các sản phẩm PVC đều có chì vì các nhà sản xuất thường sử dụng kim loại này để ổn định hóa PVC.

Vì phao lưới đánh cá là nguồn phế thải PVC lớn nhất nên nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra lượng chì trong đó so với lượng chì trong nước tinh khiết hay nước mưa. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, trong tổng lượng PVC họ thu thập được mỗi giờ trên bãi biển có khoảng 0,45mg chì bị thải ra môi trường bên ngoài. Lượng chì này có thể làm tăng nồng độ chì trong đất lên 0,1 ÷ 1ppm mỗi năm. Hiện nhóm nghiên cứu đang đo nồng độ chì trong đất tại bãi biển Ookushi, con số dự đoán là thấp hơn 400 ppm – đây là giới hạn cho phép theo quy định của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, nên chưa cần thực hiện các biện pháp cải tạo chất lượng đất và bảo vệ sức khỏe con người.


Chì đã được sử dụng làm ống nước, làm cốc chén ở đế chế La Mã, và nó chính là 1 nhân tố (tuy không lớn nhưng cũng không thể không xét đến) gây nên sự diệt vong của đế chế này khi làm độ tuổi trung bình của giới quyền quý La Mã giảm xuống đến mức không quá 25 tuổi!

Nhưng theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, nhiều động vật sống tại bãi biển như cua, giun đỏ có thể nhạy cảm hơn với chì. Các thí nghiệm ngâm chiết tại các phòng thí nghiệm cho thấy, mức độ giải hấp chì khá lớn và các kim loại bị chiết ra có thể tích tụ theo thời gian, gây nguy hiểm không chỉ cho động vật mà cả con người.

Theo Báo Công nghiệp Hóa chất

Phản hồi của bạn đọc

 
Họ tên:
Email:
Nội dung:
Mã bảo vệ:
O0DLGP

Bài viết khác

Số lượt truy cập

6050940 Hôm nay:10